[Báo Dân Trí] Chọn người, chọn nghề phù hợp khi đưa lao động ra nước ngoài làm việc

Theo các chuyên gia, phải chọn người chịu học, chịu làm và chọn nghề phù hợp để định hướng phát triển cho từng nhóm lao động. Từ đó phát huy hiệu quả của hoạt động đưa lao động ra nước ngoài làm việc.

Bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc công ty TNHH Đào tạo chuyển giao lao động và chuyên gia Suleco (Suleco Education), cho biết, phải nâng cao chất lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài. Theo bà, đã đến lúc công tác xuất khẩu lao động phải hướng đến chất lượng, kỹ năng hơn là số lượng.

Suleco EDU luôn chú trọng đào tạo hướng đến chất lượng, kỹ năng hơn là số lượng. Trong ảnh là lớp học Tiếng Nhật tại Suleco EDU 

Bà Hạnh chia sẻ: "Là đơn vị làm dịch vụ xuất khẩu lao động nhưng tôi chỉ mong có ngày người Việt mình không phải ra nước ngoài làm việc nữa, không ai phải tha hươngkiếm sống. Khi đó, doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển nhà máy, dây chuyền sản xuất hiện đại đến Việt Nam để sản xuất, tức là xuất khẩu lao động tại chỗ".

Theo bà Hạnh, Việt Nam từng thành công về mô hình này với ngành IT. Trước đây, người làm trong ngành phải ra nước ngoài làm việc mới có thu nhập cao. Nhưng gần đây, khi hàng loạt doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, nhận gia công nhiều phần việc công nghệ cao cho các tập đoàn quốc tế thì IT Việt không cần phải ra nước ngoài nữa, làm trong nước vẫn có thu nhập không kém gì ở các nước tiên tiến.

Ở ngành kỹ thuật, nhiều lao động ra nước ngoài làm việc cũng cố gắng học hỏi các kỹ thuật cao, nắm vững quy trình điều khiển các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng khi về nước thì thất nghiệp vì trong nước không sử dụng những thiết bị, dây chuyền hiện đại như thế. Các tập đoàn nước ngoài không đầu tư các dây chuyền hiện đại ở Việt Nam vì nguồn nhân lực nắm vững các kỹ thuật trên quá ít, không đủ cung cấp cho dây chuyền hoạt động.

"Chúng ta cần chọn ngành ưu tiên, có khả năng chuyển giao công nghệ để đầu tư trọng điểm, tìm các thị trường phù hợp để đưa lao động đi học ngành này. Khi lượng nhân lực nắm vững kỹ thuật cao đủ lớn thì các tập đoàn nước ngoài sẽ di chuyển nhà xưởng, dây chuyền sản xuất của họ đến Việt Nam để tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao mà giá lại rẻ", bà Hạnh chia sẻ.

Giám đốc Suleco Education cũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thể chú trọng đến 2 ngành là nghề hàn và nông nghiệp công nghệ cao. Theo bà, nghề hàn kỹ thuật cao khá phù hợp với lao động Việt vì đây là ngành đòi hỏi sự khéo léo, đúng ưu thế của người Việt.

Còn ngành nông nghiệp công nghệ cao rất phù hợp với chính sách an sinh, hỗ trợ các hộ nghèo, lao động nông thôn lớn tuổi. Nguồn nhân lực này sẽ là nền tảng cho các tập đoàn nông nghiệp quốc tế đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, phát huy thế mạnh nông nghiệp trong nước và tận dụng nguồn lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài trở về nước đã có kỹ năng, quen việc ở các nông trại công nghệ cao.

"Khi nhà nước chọn được nghề phù hợp và có chính sách định hướng phát triển, các doanh nghiệp dịch vụ tận dụng chính sách định hướng để phát triển thì thời gian để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nắm vững các ngành, nghề kỹ thuật cao sẽ nhanh hơn. Khi đủ nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp đa quốc gia cũng sẽ di chuyển dây chuyền sản xuất của họ về Việt Nam", bà Hạnh nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Dân Trí 

Chia sẻ bài viết

Đặt lịch tư vấn

QUA ĐIỆN THOẠI

Vui lòng gọi qua số Hotline của Công ty:

090 666 1397 - 090 666 1963

Thời gian làm việc:

Thứ 2-6 từ 8:00 - 18:00 Thứ 7: 8:00 - 12:00

HOẶC QUA E- MAIL
Xem bản đồ